THÁM TỬ  PHÚC AN

Thám Tử Phúc An- Ngôi sao trong làng THÁM TỬ!!

Quyền nuôi con sau ly hôn: dưới 3 tuổi, dưới 1 tuổi, trên 3 tuổi

5/5 - (10 bình chọn)

Quyền nuôi con sau ly hôn là một trong những vấn đề phức tạp và phải tuân thủ theo đúng pháp luật. Đặc biệt là trường hợp ly hôn không đồng thuận và phát sinh quyền tranh chấp nuôi con. Việc xử lý vấn đề sẽ càng thêm khó khăn và kéo dài thời gian hơn. Do vậy, người trong cuộc nên trang bị thêm các thông tin liên quan đến hồ sơ, quy định, yêu cầu về quyền nuôi con theo Luật pháp nhà nước Việt Nam, có như vậy thì cơ hội giành phần thắng sẽ cao hơn. Cùng các chuyên gia tư vấn luật thám tử Sài Gòn– Hà Nội Phúc An đi sâu về vấn đề này.

I. Pháp luật nói gì về quyền nuôi con sau ly hôn?

Quyền nuôi con sau ly hôn

Con cái là một trong những tài sản quý giá của gia đình, xã hội và nhà nước. Đối với xã hội, trẻ em là mầm non tương lai, là chủ nhân của đất nước, vì vậy phải được nuôi nấng giáo dục trong môi trường tốt nhất. Đối với cha mẹ, con cái càng mang một ý nghĩa to lớn hơn về mặt tinh thần. Chúng là tài sản vô giá mà không có gì có thể so bì hay đánh đổi được. Vì vậy, khi xảy ra ly hôn, việc tranh chấp quyền nuôi dưỡng là khó tránh khỏi. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần phải dựa trên các quy định về pháp luật hiện hành. Luật pháp của Nhà nước Việt Nam đã có những điều khoản quy định rõ ràng về nghĩa vụ, trách nhiệm của cha/ mẹ đối với con cái sau khi ly hôn. Điều 81 trong Luật Hôn nhân gia đình 2014 đã quy định:

“Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”

Qua Điều luật có thể thấy, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con khi:

+ Con chưa đủ tuổi thành niên.

+ Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi nhân sự, thiếu khả năng lao động, mất khả năng tự nuôi chính mình.

Hai bên cha mẹ có thể tự thảo luận và thống nhất trong việc phân chia nghĩa vụ nuôi con. Sau đó, cặp đôi sẽ ký vào bản cam kết và gửi đến Tòa án để chứng minh sẽ không xảy ra vấn đề tranh chấp trong tương lai. Đây là một cái kết đẹp mà nhiều cặp đôi mong muốn. Vì nếu để xảy ra tranh chấp, kiện tụng sẽ càng làm con cái thêm tổn thương hơn. Tuy nhiên, vẫn luôn có những trường hợp ly hôn lùm xùm, cả hai đều không nhượng bộ về vấn đề nuôi dạy con cái. Tòa án sẽ can thiệp để phân chia nếu như hai bên không thống nhất được. Một số trường hợp người chồng hoặc vợ có thể thay đổi người nuôi dù đã thỏa thuận hoặc Tòa án quyết định.

II. Quy định về quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào?

Quyền nuôi con sẽ được Tòa án xử lý dựa trên số tuổi của con cái. Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định chính thức từ Tòa án. Bạn nên tìm hiểu rõ hơn về quy định này để biết được mình nằm trong trường hợp nào.

2.1 Trường hợp ly hôn khi con dưới 36 tháng tuổi

Luật Hôn nhân và gia đình quy định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi thuộc về người mẹ. Quy định đảm bảo tốt nhất quyền cho trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc theo đúng độ tuổi. Tuy nhiên, người chồng vẫn có thể giành được quyền nuôi con. Trường hợp hai vợ chồng đã thống nhất hoặc người vợ không đủ khả năng nuôi con.

2.2 Trường hợp ly hôn khi con dưới 7 tuổi

Đối với con dưới 7 tuổi, Tòa án sẽ xét duyệt dựa trên lợi ích về mọi mặt cho con. Các bên cần chứng minh điều kiện nuôi con sau khi ly hôn. Người giành quyền nuôi con sẽ phải đảm bảo con được phát triển tốt nhất về kinh tế, tâm sinh lý, cuộc sống, môi trường. Bên nào có điều kiện tốt hơn thì Tòa án sẽ ưu tiên cho người đó.

2.3 Trường hợp ly hôn khi con đủ 7 tuổi trở lên

Trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên thì cần phải xem xét nguyện vọng của con. Tòa án sẽ dựa trên quyết định của con để chọn một trong hai người nuôi dưỡng. Quyết định này phải có văn bản xác nhận cụ thể từ Tòa án và các bên liên quan.

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền giành nuôi con sau ly hôn

Giành quyền nuôi con sau ly hôn

Quyền nuôi con sau ly hôn

Cha/ mẹ cần phải chứng minh mình có đủ khả năng để mang lại cho con cuộc sống tốt hơn so với đối phương. Các phương diện cần phải chứng minh bao gồm kinh tế, tinh thần, giáo dục. Tòa án cũng đưa ra một số yếu tố điển hình. Bạn có thể tham khảo các yếu tố dưới đây khi muốn giành quyền nuôi con. 

Thu nhập cá nhân hàng tháng: Thu nhập phải đảm bảo đáp ứng được tài chính cho con phát triển tốt.

Môi trường sống: Môi trường sống sau ly hôn của trẻ như thế nào? Con sẽ được hưởng những tiện nghi gì? Con sẽ ở với ai? Bạn càng chính minh được đây là một môi trường an toàn, thuận lợi cho con thì càng có lợi thế.

Chỗ ở: Nơi ở ổn định, an toàn và tốt hơn so với đối phương.

Hành vi: Lối sống hành vi của bạn có ảnh hưởng tới sự phát triển của con. Bạn phải chứng minh hoạt động, lối sống của mình tốt hơn so với đối phương để giúp con phát triển khỏe mạnh.

Tòa án sẽ cần bạn cung cấp những giấy tờ có liên quan để chứng minh điều kiện vật chất và tinh thần trong việc giành quyền nuôi con. Một số giấy tờ bạn cần chuẩn bị như:

+ Hợp đồng lao động, bản lương.

+ Giấy tờ sở hữu nhà đất, giấy tờ sở hữu nhà.

Trường hợp không đồng ý với phán quyết, các bên có quyền được kháng cáo sau 15 ngày. Hoặc cha/ mẹ có thể chỉ ra được đối phương không đủ điều kiện để nuôi dạy con thì hãy gửi đơn ra tòa để được giải quyết.

XEM THÊM: THÁM TỬ ĐIỀU TRA NGOẠI TÌNH.

IV. Nghĩa vụ, trách nhiệm của người không được quyền nuôi con là gì?

Người không được quyền nuôi con cũng phải chịu một số trách nhiệm sau khi kết thúc kiện tụng. Nếu xảy ra các sai phạm thì sẽ bị khiển phạt theo quy định. Vì vậy, bạn cần nắm rõ những quy định này để có các hành xử phù hợp. Điều 83 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:

+ Cha/ mẹ không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống cùng người trực tiếp nuôi.

+ Cha/ mẹ không trực tiếp nuôi con có phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

+ Cha/ mẹ không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được phép cản trở.

Tuy nhiên, Tòa án có thể hạn chế quyền thăm nom nếu người không trực tiếp nuôi con lạm dụng quyền thăm nom để gây cản trở, ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dạy con của người trực tiếp nuôi con.

V. Thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào?

Giành quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào

Tòa án vẫn có thể giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con trong một số trường hợp. Việc thay đổi người nuôi con sẽ dựa trên các căn cứ như sau:

+ Cha/ mẹ đã thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Thay đổi này phù hợp với lợi ích và sự phát triển của con.

+ Người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện để chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng con,

+ Con từ đủ 7 tuổi trở lên có nguyện vọng về người trực tiếp nuôi.

+ Tòa án giao con cho người giám hộ nếu cha/ mẹ đều không có điều kiện nuôi con.

Chuyên gia của Văn phòng Thám tử Hà Nội Phúc An vừa chia sẻ một số thông tin về quyền nuôi con sau ly hôn. Bạn có thể liên hệ đến Hotline/viber: 0976.828.339 để được tư vấn kỹ hơn. Chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện thủ tục ly hôn hoặc gia tăng tỉ lệ được quyền nuôi con. Đường dây hỗ trợ hoạt động 24/7 để giúp khách hàng một cách hiệu quả và sớm nhất.

Developed by Tiepthitute
Chat với chúng tôi qua Zalo
Hotline Hà Nội 0976.828.339
Hotline Tp.HCM 0982.338.929
HN: 0976.828.339
HCM: 0982.338.929